HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu nội quy của trường, lớp, quy định của cộng đồng và biện pháp thực hiện
Câu 1. Tìm hiểu nội quy của trường, lớp, quy định của cộng đồng.
Câu 2. Thảo luận để xác định cách thực hiện tốt nội quy, quy định của trường lớp, cộng đồng.
Câu trả lời:
Câu 1.
– Tìm hiểu nội quy của trường, lớp:
- Quy tắc giao tiếp ứng xử:
- Chào hỏi, xưng hô, giới thiệu phải đảm bảo sự kính trọng, lịch sự, rõ ràng, ngắn gọn, không thô lỗ, cộc lốc hay hỗn láo. Khi đi ngang qua mặt thầy cô phải cúi đầu chào nghiêm trang, không giỡn cợt; khi đối trực diện với thầy cô thì thái độ, cử chỉ của học trò phải hoàn toàn lễ phép và cung kính.
- Khi đươc hỏi hay trả lời quan tâm thứ bậc người trên dưới, dùng lời ngắn gọn, có dạ thưa, cảm ơn.
- Khi làm phiền thầy cô, nhân viên nhà trường phải tỏ thái độ hối lỗi và có lời chân thành xin lỗi.
- Khi chia sẻ niềm vui, nỗi buồn của bản thân với thầy cô và ngược lại phải trân trọng, chân tình, giản dị, cởi mở, thân mật, không khách sáo hay dùng lời khó hiểu.
- Xưng hô phải thân mật, cởi mở, trong sáng; không gọi nhau hay xưng hô bằng những từ như ông, bà, cha, mẹ. Không gọi tên bạn gắn với tên cha, mẹ hoặc những đặc điểm xấu về tính nết hay các khiếm khuyết ngoại hình.
- Trong chào hỏi, giới thiệu, bắt tay nhau phải thân thiện, biểu cảm sự kết nối, không thô thiển, cọc cằn, không làm ầm ĩ ảnh hưởng đến người xung quanh.
- Khi thăm hỏi, giúp đỡ bạn phải chân thành, tế nhị, không che dấu khuyết điểm của nhau; không xa lánh coi thường bạn bị tàn tật hoặc có hoàn cảnh khó khăn; khi chúc mừng phải chân tình, vui vẻ, không gây khó xử cho bạn.
- Trong quan hệ bạn bè không kỳ thị, phân biệt tôn giáo, nghề nghiệp hay giàu nghèo của gia đình.
- Trong đối thoại, nói chuyện, trao đổi với bạn bè phải chân thành, thẳng thắn, cởi mở, không cãi vã, chê bai, xúc phạm, nói tục, chửi thề, nhổ nước bọt trước mặt bạn… Biết lắng nghe tích cực và phản hồi ý kiến xây dựng khi thảo luận hay tranh luận.
- Quan hệ bạn bè khác giới phải đảm bảo thái độ lịch sự, nhã nhặn, tôn trọng, không bối rối. Là phái nam đối diện với phái nữ cần thể hiện tính ga – lăng, sẵn sàng giúp đỡ và nhường nhịn bạn gái.
- Quy định trong học tập:
- Đi học đúng giờ (Có mặt ở trường trước 15 phút khi buổi học bắt đầu), nghỉ học phải có lý do, phải có giấy xin phép được phụ huynh hoặc của giáo viên chủ nhiệm ký xác nhận.
- Học sinh phải có mặt trong lớp sau khi kết thúc hiệu lệnh báo hiệu bắt đầu tiết học. Trường hợp lớp chưa có giáo viên phải giữ trật tự, Lớp trưởng hoặc Bí thư lên báo cáo với Ban giám hiệu hoặc với thầy cô giáo giám thị.
- Ngồi trong lớp:
- Trật tự,chú ý nghe giảng, có ý thức tham gia xây dựng bài.
- Không được nói chuyện riêng, làm việc riêng, nói leo và ăn quà trong lớp. Chỉ được phát biểu hoặc trình bày ý kiến khi giáo viên cho phép.
- Trong giờ học không được phép ra ngoài. Những trường hợp bất khả kháng chỉ được ra ngoài khi được sự đồng ý của giáo viên đang đứng lớp.
- Trung thực trong tất cả các bài kiểm tra của trường, lớp.
- Ngồi theo đúng sơ đồ lớp hay sự hướng dẫn của thầy cô giáo bộ môn cho phù hợp với nội dung bài dạy.
- Quy định về trang phục:
- Đầu tóc, quần áo gọn gàng, nghiêm túc. Đeo bảng tên, huy hiệu đoàn (Nếu là đoàn viên), trước khi đến trường. Mặc đúng đồng phục theo qui định của nhà trường. Đi giầy (nếu trời mưa đi dép có quai hậu), cấm đi các loại dép trái qui định.
- Cấm nhuộm tóc, để tóc quá dài hoặc quá ngắn, để tóc không đúng với tư cách người học sinh. Cấm tô vẽ, sơn sửa móng tay, móng chân, viết vẽ lên quần áo, các trang thiết bị học tập. Cấm viết, vẽ lên tường, bàn ghế học sinh và giáo viên.
- Quy định về bảo vệ tài sản môi trường:
- Cấm ngắt hoa, bẻ cành, chạy giẫm đạp lên bồn hoa, thảm cỏ.
- Cấm đứng, ngồi trên lan can, bàn ghế giáo viên và học sinh.
- Cấm mang tài sản của nhà trường ra khỏi khuôn viên nhà trường. Trong trường hợp được phép phải có giấy xác nhận, đồng ý của nhà trường.
– Những quy định của cộng đồng nơi em sống:
- Quy định về ứng xử văn hóa nơi cộng cộng:
- Nên làm:
- Tuân thủ, chấp hành các quy định của pháp luật; nội quy, quy tắc nơi công cộng.
- Tôn trọng không gian chung của cộng đồng.
- Ứng xử lịch thiệp, thân thiện, nhã nhặn, đúng mực.
- Trang phục lịch sự, phù hợp hoàn cảnh, chuẩn mực xã hội.
- Quan tâm, nhường nhịn, giúp đỡ người khuyết tật, phụ nữ có thai, người già, trẻ em.
- Đấu tranh, bảo vệ lẽ phải, người yếu thế; phê phán hành vi sai trái.
- Tôn trọng, bảo vệ cảnh quan môi trường.
- Nên làm:
- Không nên làm:
- Vi phạm nội quy, quy tắc nơi công cộng.
- Nói to, gây ồn ào, mất trật tự.
- Kích động, đe dọa, sử dụng bạo lực.
- Nói tục, chửi bậy; xúc phạm nhân phẩm, danh dự người khác.
- Hút thuốc, khạc nhổ, phóng uế tùy tiện.
- Xả rác thải, chất thải trái nơi quy định.
- Phá cây xanh, hoa, cỏ, xâm hại cảnh quan.
- Tự tiện sử dụng không gian, phương tiện, công trình công cộng vào mục đích cá nhân, không đúng quy định.
- Viết bậy, bôi bẩn lên các công trình công cộng.
- Thả rông vật nuôi gây nguy hiểm, làm mất vệ sinh nơi công cộng.
- Quy định về tham gia hoạt động phong trào chung được tổ chức trong cộng đồng:
- Tham gia bảo vệ, đóng góp, phát huy giá trị công trình.
- Giữ gìn trật tự, vệ sinh không gian chung.
- Mặc trang phục phù hợp.
- Thể hiện tình cảm đúng mực.
- Tôn trọng văn hóa, phong tục tập quán của địa phương.
Câu 2. Cách thực hiện tốt nội quy, quy định của trường lớp, cộng đồng:
- Biện pháp của tập thể lớp:
- Xây dựng tiêu chí thi đua.
- Theo dõi việc thực hiện nội quy cá nhân.
- Biện pháp của cá nhân:
- Tuân thủ nội quy.
- Hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
- Tích cực tham gia hoạt động được giao.
- Xác định cách khắc phục những điểm yếu.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu truyền thống nhà trường
Câu 1. Tìm hiểu và chia sẻ về truyền thống nhà trường.
Câu 2. Chia sẻ về những việc em nên làm để phát huy truyền thống của trường em.
Câu trả lời:
Câu 1. Truyền thống nhà trường:
- Truyền thống dạy tốt, học tốt.
- Truyền thống hoạt động của Đoàn thanh niên, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao.
- Truyền thống tương thân tương ái – Uống nước nhớ nguồn.
- Truyền thống tham gia các hoạt động thiện nguyện, tình nguyện, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, gia đình khó khăn tạo địa phương, …
- Truyền thống noi gương, học tập những tấm gương thầy cô, học sinh hoạt động nghiên cứu khoa học tích cực, nghiêm túc.
Câu 2. Những việc em nên làm để phát huy truyền thống của trường em:
- Đọc, tham khảo, tìm hiểu về truyền thống nhà trường trên website, tập san giới thiệu về trường học.
- Tham gia các hội thi, hội diễn theo chủ đề.
- Tham gia vào các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ đề.
- Tham gia vào khóa học giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh như: Ứng xử văn hóa, thân thiện, lành mạnh, chủ động học tập, nghiên cứu khoa học, thường xuyên đọc sách, trau dồi kiến thức.
- Tham gia các chuyên mục sinh hoạt đầu tuần, mít tinh kỷ niệm, gặp mặt truyền thống, các cuộc thi tìm hiểu kiến thức, …
- Tham gia vào các phong trào “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” và các hoạt động kỷ niệm Ngày Thương binh – Liệt sĩ (27-7), …
- Tham gia thăm hỏi, tặng quà và giúp đỡ các gia đình chính sách, các gia đình thương binh, liệt sĩ, các Mẹ Việt Nam Anh hùng; tham gia tu sửa, làm sạch nghĩa trang liệt sĩ; Lễ thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ…
- Sống và học tập theo tấm gương thầy cô, học sinh hoạt động nghiên cứu khoa học tích cực, nghiêm túc.
HOẠT ĐỘNG 3: Thực hiện nội quy trường, lớp và quy định của cộng đồng
Câu 1. Chia sẻ những việc làm tốt, chưa tốt trong việc thực hiện nội quy trường lớp và quy định của cộng đồng.
Câu 2. Xác định nguyên nhân trong việc thực hiện chưa tốt nội quy trường, lớp và đề xuất biện pháp khắc phục.
Câu 3. Xác định nguyên nhân trong việc thực hiện chưa tốt quy định của cộng đồng và đề xuất biện pháp khắc phục.
Bài giải:
Câu 1. Những việc làm tốt, chưa tốt trong việc thực hiện nội quy trường lớp và quy định của cộng đồng:
Những việc làm tốt | Những việc làm chưa tốt |
Có ý thức rèn luyện, có ý thức tổ chức kỉ luật Thực hiện đúng nội quy của nhà trường, của lớp đề ra Tham gia phát biểu xây dựng bài Tham gia góp ý xây dựng kế hoạch của lớp, góp ý xây dựng trong những giờ sinh hoạt lớp Dân chủ nhưng cần có tổ chức, có ý thức xây dựng tập thể lớp Có ý thức rèn luyện, có ý thức tổ chức kỉ luật Thực hiện đúng nội quy của nhà trường, của lớp đề ra. Tham gia phát biểu xây dựng bài Tham gia góp ý xây dựng kế hoạch của lớp, góp ý xây dựng trong những giờ sinh hoạt lớp. | Kỉ luật nội quy trường lớp và cá nhân chưa thống nhất với nhau. Chưa gắn kết được mối quan hệ giữa cá nhân với địa phương. Chưa đặt ra kỉ luật cho chính mình. Chưa lên được kế hoạch làm việc cho từng ngày. |
Câu 2.
- Nguyên nhân trong việc thực hiện chưa tốt nội quy trường, lớp:
- Ý thức cá nhân chấp hành nội quy chưa tốt.
- Nói chuyện riêng trong giờ học là rì rầm, bàn tán, chuyện to chuyện nhỏ không thuộc phạm vi bài giảng mà thầy cô dạy trên lớp.
- Tác động của internet, điện thoại thông minh, mạng xã hội, phim ảnh, âm nhạc.
- Gia đình chưa thật sự quan tâm sát sao.
- Đề xuất biện pháp khắc phục:
- Tự giác chấp hành nội quy trường lớp.
- Nhờ sự giúp đỡ của phụ huynh để có biện pháp điều chỉnh, giúp đỡ kịp thời.
- Thường xuyên tự nhắc nhở học bản thân gìn tài sản chung của nhà trường từ chỗ ngồi, cửa sổ, lớp học, hành lang cho đến sân trường.
Câu 3.
- Nguyên nhân trong việc thực hiện chưa tốt quy định của cộng đồng:
- Nhận thức và trách nhiệm của bản thân về thực hiện quy định của cộng đồng còn kém.
- Thiếu ý thức tôn trọng người khác.
- Đề xuất biện pháp khắc phục:
- Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của văn hóa ứng xử nơi công cộng.
- Xác định rõ trách nhiệm của bản thân.
HOẠT ĐỘNG 4: Giáo dục truyền thống nhà trường
Câu 1. Lựa chọn một truyền thống nổi bật của nhà trường để lập kế hoạch tổ chức giáo dục.
Câu 2. Chia sẻ kết quả thực hiện kế hoạch giáo dục truyền thống nhà trường.
Câu 3. Đánh giá ý nghĩa của hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường.
Bài giải:
Câu 1. Truyền thống Tôn sư trọng đạo
- Mục tiêu: HS trong trường phát huy được truyền thống thể hiện sự kính trọng, lễ phép, biết ơn thầy cô.
- Nội dung:
- Lịch sử hình thành truyền thống “Tôn sư trọng đạo”.
- Những biểu hiện kính trọng, biết ơn thầy cô của các thế hệ học sinh trong trường.
- Tác động của truyền thống đó đối với sự phát triển của nhà trường, học sinh.
- Hình thức tổ chức: thuyết trình kết hợp xem video, tham quan phòng truyền thống, xây dựng và biểu diễn tiểu phẩm.
- Phân công trách nhiệm:
- Tổ 1: chuẩn bị nội dung về lịch sử hình thành truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của trường.
- Tổ 2: sưu tầm các hình ảnh thể hiện sự kính trọng, biết ơn thầy cô của các thế hệ học sinh trong trường.
- Tổ 3: phân tích tác động của truyền thống đó đối với sự phát triển của nhà trường và học sinh.
- Thời gian: tiết sinh hoạt dưới cờ tuần 2 tháng 11.
- Địa điểm: sân trường.
- Kết quả mong đợi: HS giữ gìn và phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo.
Câu 2. Kết quả thực hiện kế hoạch giáo dục truyền thống nhà trường:
- Nội dung tuyên truyền tổ chức giáo dục: Truyền thống “Tôn sư trọng đạo”.
- Những thành công: HS có ý thức và thực hiện những hoạt động giữ gìn truyền thống “Tôn sư trọng đạo”.
- Những điểm cần rút kinh nghiệm:
- Đổi mới và đa dạng hóa các hình thức tổ chức nhằm tạo sự hứng thú, say mê trong học sinh.
- Nên có những tài liệu tham khảo hoặc hướng dẫn các tài liệu tham khảo để các em có thể tìm nghiên cứu trước khi tiến hành hoạt động.
- Hình thức tổ chức: thuyết trình, video, hình ảnh.
Câu 3. Ý nghĩa của hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường:
- Từng bước hình thành ở học sinh mục đích sống có lý tưởng, lối sống đẹp, sống có hoài bão, bản lĩnh, luôn suy nghĩ và hành động để hoàn thiện mình hơn, giúp ích cho mình, gia đình, quê hương, xã hội.
- Nhận thức được những đóng góp và truyền thống hiếu học của các thế hệ đi trước. Để từ đó các em có động cơ học tập và rèn luyện trở thành những người con ngoan, trò giỏi, trở thành những người có ích sau này.
- Xây dựng môi trường nhà trường dân chủ, lành mạnh, thân thiện.
HOẠT ĐỘNG 5: Thực hiện một số biện pháp thu hút các bạn vào hoạt động chung
Câu 1. Thảo luận một số biện pháp thu hút các bạn vào hoạt động chung
Câu 2. Lựa chọn các biện pháp phù hợp để thu hút bạn vào hoạt động chung trong tình huống sau đây: Lớp được phân công chủ đề văn nghệ cho hoạt động sinh hoạt dưới cờ, một số bạn có khả năng văn nghệ nhưng không muốn tham gia.
Câu 3. Thảo luận về một số hoạt động giáo dục theo chủ đề của Đoàn thanh niên để lựa chọn các biện pháp thu hút các bạn vào hoạt động chung.
Câu 4. Thảo luận lựa chọn biện pháp thu hút các bạn trong địa bàn dân cư cùng tham gia hoạt động do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh địa phương tổ chức.
Bài giải:
Câu 1. Một số biện pháp thu hút các bạn vào hoạt động chung:
- Động viên, thuyết phục người khác tham gia.
- Hỗ trợ khi bạn gặp khó khăn trong quá trình hoạt động.
- Mời các bạn tham gia thiết kế và chuẩn bị hoạt động.
- Phân công trách nhiệm phù hợp với sở thích và khả năng của các bạn.
Câu 2. Các biện pháp phù hợp để thu hút bạn vào hoạt động chung trong tình huống: Lớp được phân công chủ đề văn nghệ cho hoạt động sinh hoạt dưới cờ, một số bạn có khả năng văn nghệ nhưng không muốn tham gia.
- Động viên, thuyết phục bạn tham gia hoạt động văn nghệ.
- Cùng các bạn tham gia thiết kế và chuẩn bị cho tiết mục văn nghệ.
- Cùng các bạn luyện tập hát, múa.
- Phân công nhiệm vụ theo sở thích của từng bạn: hát bè, hát đơn, múa phụ họa,….
Câu 3. Một số hoạt động giáo dục theo chủ đề của Đoàn thanh niên để lựa chọn các biện pháp thu hút các bạn vào hoạt động chung:
- Rèn luyện 3 tốt: đạo đức tốt, học tập tốt, thể lực tốt.
- Tuyến đường Sáng – Xanh – Sạch – Đẹp – Văn minh – An toàn.
- Thanh niên với văn hóa giao thông.
- Tình nguyện mùa đông, Thứ bảy tình nguyện, Chủ nhật xanh, Hiến máu tình nguyện.
Câu 4. Lựa chọn biện pháp thu hút các bạn trong địa bàn dân cư cùng tham gia hoạt động do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh địa phương tổ chức:
- Bảo vệ môi trường.
- Hoạt động thiện nguyện.
- Đền ơn đáp nghĩa.
HOẠT ĐỘNG 6: Xây dựng và thực hiện kế hoạch tự rèn luyện bản thân để thực hiện tốt các quy định chung
Câu 1. Xác định những điều cản trở em thực hiện tốt những nội quy, quy định của nhà trường, lớp, cộng đồng để lập và thực hiện kế hoạch.
Câu 2. Chia sẻ kết quả thực hiện.
Bài giải:
Câu 1.
- Những điều cản trở em thực hiện tốt những nội quy, quy định của nhà trường, lớp, cộng đồng:
- Chưa đặt ra kỉ luật cho chính mình.
- Chưa lên được kế hoạch làm việc cho từng ngày.
- Lập và thực hiện kế hoạch:
- Đặt ra kỉ luật cho chính mình.
- Lên kế hoạch làm việc cụ thể cho từng ngày và tuân thủ theo những kế hoạch đã được đặt ra.
Câu 2. Kết quả thực hiện các quy định:
- Thực hiện đầy đủ nội quy của trường lớp.
- Thực hiện được quy định của cộng đồng.
- Tham gia được các hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.